Theo quy định, giờ dạy là 6 tiếng nhưng hầu như giáo viên mầm non nào cũng luôn chân luôn tay trong 11 tiếng.
Tại phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận với Ủy Ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội (ngày 25/12), một thông tin đưa ra khiến nhiều người nghe giật mình: Nhiều giáo viên mầm non đang phải làm việc vượt 300-400 giờ/năm. Trong khi quy định của Luật Lao động, giờ làm việc dôi dư tối đa chỉ 200 giờ/năm.
Quay như chong chóng
Cô Bích Thủy, giáo viên Trường mầm non Sơn Ca (Hà Nội) cho biết: Việc giáo viên mầm non quá tải giờ làm không phải bây giờ mới có. Cứ 7h sáng, giáo viên có mặt, đến 4h30 mới được về, buổi trưa phải "canh" trẻ, không được nghỉ. Nếu đi từ 8h sáng, khoảng 5h chiều giáo viên được nghỉ. Tuy nhiên, cho dù có kêu nhiều thì tình trạng này cũng không mấy thay đổi. Theo quy định, giờ dạy là 6 tiếng nhưng hầu như giáo viên mầm non nào cũng luôn chân luôn tay trong 11 tiếng. Lớp học khoảng 40 cháu nhưng chỉ có hai cô giáo. Cả ngày, họ phải làm đủ các việc từ chăm trẻ, cho các cháu ăn uống, đi vệ sinh đến dạy dỗ; Hai tai lúc nào cũng ù đi vì tiếng la hét của trẻ con. Nếu giáo viên nào được vào chính thức, lương sẽ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Giáo viên nào không vào được biên chế, cũng với giờ lao động như thế, lương là 1,5triệu đồng/tháng. Thời điểm cô Thủy có bầu con trai đầu lòng, mệt không thể gượng nổi mà lương thấp nên đành xin nghỉ ở nhà chăm con.
Cô Nguyễn Thị Minh Phương, phụ trách Trường mầm non Khang Nhi (quận Ba Đình, Hà Nội)- người từng có hơn 20 năm làm giáo viên mầm non công lập cho biết: "Sau 20 năm làm giáo viên, thời điểm tôi nghỉ là năm 2008, lúc đó lương vỏn vẹn có 2,4 triệu đồng/tháng. Trong khi mỗi ngày, tôi và một cô nữa phải chăm đến gần 70 cháu/lớp. Giờ các cháu nghỉ, cô xoay ra dọn dẹp đồ chơi hoặc làm thêm đồ dùng dạy học cho các con..."
Theo bà Nguyễn Kim Thanh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh), tính ra mỗi ngày giáo viên mầm non phải lao động 11 tiếng (trong đó khoảng 1 tiếng dành ăn trưa). Khoảng 6h sáng, họ phải có mặt để đón trẻ sớm. Khoảng 5h chiều họ được nghỉ nhưng nhiều phụ huynh đến muộn, có lúc 6h mới nghỉ được. Đặc biệt, các cô vất vả vì sĩ số lớp quá đông, trung bình trường mẫu giáo công lập phải 60 cháu/lớp/2 giáo viên. Các cô kêu khổ nhiều quá, sau này, mỗi lớp được bổ sung thêm 1 bảo mẫu, giúp vệ sinh cho các cháu nhưng như thế vẫn là quá sức với các giáo viên.
500 giờ dạy không lương
Cũng theo bà Kim Thanh: Hàng năm, TP Hồ Chí Minh tuyển thêm khoảng 1 nghìn giáo viên vào biên chế cho các trường mầm non công lập nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu trông giữ trẻ. Tháng 4 vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó, định mức giờ dạy với GV mầm non dạy 2 buổi/ngày là 1.050 giờ dạy/năm, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương theo quy định không quá 200 giờ dạy/năm. Cụ thể, nếu trung bình mỗi giáo viên mầm non làm 10 giờ/ngày, mỗi tuần có 50 giờ lên lớp, 35 tuần dạy/năm là 1.750 giờ. Kể cả số giờ của 7 tuần làm những công việc chuyên môn khác đúng quy định 6 tiếng/ngày thì tổng cộng số giờ làm việc họ khoảng 2.000 giờ/năm. Như vậy so với giờ dạy thực tế, hằng năm, mỗi GV mầm non công lập có gần 500 giờ dạy không được hưởng lương bởi vì trường cũng không thể đóng cửa vào lúc 4h30 vì đóng cửa thì trẻ biết đi đâu về đâu? máy vặt lông gà vịt
Về điều này, ông Phạm Vũ Luận thừa nhận, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non. Theo đó, họ chỉ phải làm việc 6 giờ/ngày. Nhưng trên thực tế giáo viên mầm non ở các địa phương đang phải làm việc trung bình 10-12 giờ/ngày. Quy định về giờ làm việc đối với giáo viên mầm non chưa thể thực hiện được do chưa ban hành thông tư liên tịch về vị trí việc làm của giáo viên mầm non thay thế thông tư hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở mầm non công lập. máy vặt lông vịt
Năm 2011, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 48 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên (GV) mầm non. Trong đó ghi rõ, mỗi năm thời gian làm việc của GV là 35 tuần dành cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, phải đảm bảo dạy đủ trên lớp 6 giờ/ngày và 7 tuần dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn bị năm học mới.
Theo Giadinh.net