UBND QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG MN HOA HƯỚNG DƯƠNG ----------o0o----------- | CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------o0o------------ |
Hoàng Liệt,ngày 10 tháng 8 năm 2023
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
NĂM HỌC: 2023-2024
Thực hiện công văn số 2118/KSBT – SKMT&YTTH Ngày 3/8/2023 về việc đảm bảo đảo công tác vệ sinh phòng chóng dịch bệnh trong trường học.
Thực hiện công văn số 700/TYT-YTCC&ATTP về việc đảm bảo công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong trường học.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường mầm non Hoa Hướng Dương xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh Sốt xuất huyết cụ thể như sau.
I. MỤC TIÊU :
1. Mục tiêu chung:
Phòng, chống và giảm tối đa tỉ lệ trẻ mắc bệnh Sốt xuất huyết xảy ra trong trường, không để dịch lớn xảy ra.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của trẻ, các bậc phụ huynh, cán bộ giáo viên và nhân viên về kiến thức phòng bệnh Sốt xuất huyết. Đảm bảo 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nắm bắt đựơc nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách xử lý của bệnh Sốt xuất huyết .
- Giám sát, phát hiện sớm, không để bệnh lây lan, hạn chế tối đa tỉ lệ trẻ mắc bệnh Sốt xuất huyết.
- Cải thiện các điều kiện vệ sinh, môi trường học tập của nhà trường đảm bảo khung cảnh sư phạm, đồ dựng đồ chơi sạch, không bụi bẩn.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện chủ động phòng chống bệnh Sốt xuất huyết.
- Phối hợp với cơ quan y tế có chức năng, hướng dẫn, tập huấn tham mưu về công tác phòng chống và xử lý bệnh Sốt xuất huyết. Từ đó bổ sung những biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả. Thực hiện chế độ thông tin bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định.
II.NỘI DUNG:
1. Công tác tuyên truyền:
- Truyền thông, nâng cao kiến thức, các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyếtđến giáo viên, phụ huynh học sinh.
- Nhà trường tăng cường vệ sinh môi trường, nghiêm túc thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Cử cán bộ, nhân viên y tế tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về cách phát hiện, cách phòng chống, chăm sóc người mắc bệnh Sốt xuất huyết.
-Khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế.
2. Tổ chức giám sát và phòng chống lây nhiễm bệnh Sốt xuất huyết.
-Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại nhóm, lớp và nhà trường.
- Giám sát, theo dõi chặt chẽ lý do học sinh nghỉ học, phát hiện sớm trẻ mắc bệnh.
- Thực hiện cách ly đúng quy định, nếu có trẻ mắc bệnh.
- Xử lý môi trường, xử lý phân đúng phương pháp, đúng quy trình.
- Báo cáo ngay các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
3. Thực hiện vệ sinh ở các nhóm trẻ, các khu quanh trường, nơi có nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh bằng dung dịch cloraminB 0,02% và xà phòng để tẩy rửa đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
- Tổ chức tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 hàng tuần.
- 100% các lớp đều mắc màn khi trẻ ngủ .
4. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mới mắc; tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng.
-Tổ chức hệ thống giám sát, phát hiện sớm.
- Cảnh báo và xử lý sớm các ổ dịch Sốt xuất huyết trong cộng đồng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Công tác chỉ đạo:
- Thành lập ban chỉ đạo: (Có quyết định và danh sách đính kèm)
- Trưởng ban: lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện phòng chống dịch.
- Phó ban: Phối hợp với các ban ngành trong nhà trường thực hiện, đôn đốc việc thực hiện phòng chống bệnh Sốt xuất huyết trong nhà trường.
- Các ủy viên kết hợp với phó ban thực hiện và đôn đốc việc thực hiện phòng chống bệnh Sốt xuất huyết trong nhà trường.
- Phát đầy đủ các tờ tuyên truyền cho các lớp, các khâu để tuyên truyền đến 100% phụ huynh học sinh về bệnh Sốt xuất huyết.
2. Kế hoạch cụ thể:
- Họp giáo viên của 100% các lớp + bếp+ văn phòng để phổ biến về việc phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.
- Phát tờ rơi tuyên truyền đến 100% các lớp trong nhà trường.
- Ban chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các cách phòng chống bệnh Chân tay miệng cho giáo viên, cho từng phụ huynh về dịch bệnh Sốt xuất huyết.
- Tất cả các lớp, bếp, văn phòng tổng vệ sinh trong và ngoài lớp, sắp xếp lại phòng, kho, nhà vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ.
-Lật úp dụng cụ chứa nước: vỏ lốp xe, chai lọ,..... đậy kín bể chứa nước để muỗi không đẻ trứng. Mắc màn cho trẻ ngủ buổi trưa ở trường, nhà trường tổ chức phun muỗi để phòng chống sốt xuất huyết.
- Trước khi ăn phải thực hiện cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh bàn ăn, lau mặt trước khi ăn và sau ăn, xúc miệng bằng nước muối…
- Hằng ngày các đồng chí trong ban chỉ đạo hoặc giáo viên phải báo cáo ngay tình hình bệnh Sốt xuất huyết xảy ra ở các lớp về ban chỉ đạo.
- Ban chỉ đạo sẽ tiến hành kiểm tra thường xuyên về vệ sinh môi trường lớp, bếp, các phòng làm việc.
Nếu trẻ bị bệnh Sốt xuất huyết bất cứ ở nhà hay ở lớp giáo viên đều phải báo cáo cho ban chỉ đạo.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT
Vì không có thuốc đặc hieuj điều trị sốt xuất huyết và cũng chưa có vacxin phòng chống bệnh, mọi người cần áp dụng các phương pháp saudeer phòng ngừa sự lan truyền của bệnh
1. Loại bỏ nơi muỗi đẻ
- Đậy thật kín các đồ chứa nước để muỗi không thể đẻ trứng vào đấy. nếu đậy nắp không kín muỗi có thể bay vào đẻ trứng và thoát ra.
- Che đậy kín hố rác và hố thấm để muỗi không thể đẻ .
- Hủy rác : thùng rác , đống rác, quanh nhà có thể làm nước mưa đọng laijcaanf đậy kín đót hoặc đưa tới nơi gom rác hàng ngày.
- Thu gom hủy các vật chứa nước xung quanh nhà như chai, lọ bánh xe, mảnh vỡ, lon bia … để muỗi không có nơi đẻ trứng.
- Có thể sử dụng các loại hóa chất diệt loăng quăng an toàn, dễ sử dụng do y tế hướng dẫn.
2. Phun chống muỗi chích
Mọi người có thể tự bảo vệ mình tránh bị muỗi chích nằng cách:
- Đốt nhang diệt muỗi khi mặt trời mọc hoặc vào buổi chiều líc mặt trời lặn.
- Nằm màn: mắc màn khi ngủ có thể bảo vệ cho trẻ nhỏ và những người kháckhỏi bị muỗi đốt khi ngủ.
- Có thể dùng thuốc xua muỗi để bôi vào những vùng da hở nơi dễ bị muỗi cắn. – Mành che: mành che ở cửa sổ hay cửa ra vào có tác dụng phòng ngừa muỗi bay vào trong nhà. Mành che cũng có thể tẩm hóa chất để phòng muỗi tốt hơn.
Nơi nhận: - Y tế trường; - Lưu: VT./. | TRƯỞNG BAN Nguyễn Thị Hòa |